– KIỂM TRA HỒ SƠ SỔ SÁCH GIÁO VIÊN, SÁCH VỞ CỦA HỌC SINH
Nếu thầy cô đã từng đọc phần 1 và phần 2 của chuỗi bài chia sẻ này thì khi đọc đến phần 3 sẽ thấy logic dễ hiểu hơn.
Nếu chưa đọc 2 phần đầu, cô Phương sẽ để link bên dưới phần bình luận.
Nếu ai từng dạy trường công sẽ biết, việc kiểm tra hồ sơ sổ sách được diễn ra định kì đều như vắt chanh. Với kinh nghiệm dạy tại trường công 4 năm, cô Phương cũng áp dụng những công việc vô cùng tuyệt vời, hữu ích, thực tế như này vào trung tâm của mình từ khi thành lập trung tâm.
MỤC ĐÍCH:
– Quản lý chuyên môn nắm được việc giáo viên giảng dạy như thế nào, cho ghi chép ra sao, có đầy đủ hay không, có bỏ bài hay không, cách thức hướng dẫn học viên trình bày đã đúng với quy chuẩn mà trung tâm quy định hay chưa?
Vì không trực tiếp đứng lớp giảng dạy, và sĩ số học viên đông nên chỉ cần 1 tháng không kiểm soát sẽ tạo ra một văn hoá không tốt cho cả cô và trò.
– Có những điều chỉnh phù hợp ngay lập tức cho học viên và thông báo tới phụ huynh.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với những bạn học sinh khối 3 trở lên khi bắt đầu làm bài tập nhiều, phải viết nhiều…
Có nhiều bạn khi lớn dần bắt đầu có thói quen viết tắt, viết ẩu. Tiếng Anh chỉ cần sai 1 chữ cái là đã chuyển sang một từ khác rồi. Việc con viết ẩu nhưng không được giáo viên thường xuyên nhắc nhở, con sẽ coi đó là một việc bình thường, sau này khó sửa.
– Đối với giáo viên, khi kiểm tra hồ sơ sổ sách đầy đủ, quản lý chuyên môn sẽ kiểm soát được cung cách làm việc. Thường các hồ sơ sổ sách của giáo viên sẽ liên quan trực tiếp đến việc nâng lương, giảm lương nên cần làm chặt chẽ.
NHỮNG ĐẦU HỒ SƠ, SỔ SÁCH CẦN KIỂM TRA (MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO)
Đối với giáo viên:
– Sổ dự giờ: mỗi giáo viên, nhân viên đều có 1 sổ dự giờ và quy định số giờ cần dự giờ trong tháng, trong sổ dự giờ phải dự giờ đủ số tiết quy định, ghi chép đầy đủ, sạch sẽ. Tiết dự giờ phải có xác nhận của giáo viên đi dự giờ, giáo viên được dự giờ và xác nhận của quản lý chuyên môn xác nhận giáo viên đã tham gia.
– Sổ ghi đầu bài/Sổ theo dõi số giờ dạy: có nhiều cách gọi tên sổ này khác nhau. Quản lý cần kiểm tra xem giáo viên có ghi số tiết dạy đúng, đủ, chuẩn hay chưa. Từ đó đối chiếu để gửi cho bộ phận làm lương. Đặc biệt đối với GVNN thì cần kiểm tra rất kĩ xem GV có làm theo đúng phân phối chương trình, số giờ quy định hay không. Trợ giảng cũng tương tự như vậy.
Đối với học sinh:
– Sách giáo khoa
– Sách bài tập
– Vở ghi bài (đối với học sinh lớp 1 trở lên)
– Sổ tay từ vựng (cái này nhà Star thiết kế riêng)
CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
– Thông báo cho giáo viên chủ nhiệm về sẽ kiểm tra sách vở của giáo viên và học sinh. Thời gian cụ thể, yêu cầu cụ thể tên tài liệu bao gồm những gì. Tuỳ trung tâm có thể chia các tài liệu ra để kiểm tra theo đợt.
Ví dụ: Đợt 1 chỉ tập trung workbook và vở.
Đợt 2 chỉ tập trung vở
…
– Chuẩn bị biên bản kiểm tra sách vở
– Tiến hành kiểm tra theo các tiêu chí đã đưa ra
– Đánh nhận xét đã kiểm tra vào sách, vở, hồ sơ.
Có thể viết tay giống trên trường công “Đã kiểm tra ngày…” kèm chữ kí.
Có thể mua con dấu có chữ “đã kiểm tra” về, chỉ cần đóng dấu kèm chữ kí + ngày.
– Viết nhận xét vào file
– Người kiểm tra, giáo viên chủ nhiệm đọc, kí, nộp cho quản lý chuyên môn (trường hợp quản lý chuyên môn giao cho nhân sự khác kiểm tra).
– Thống kê tỉ lệ học viên bỏ bài.
Nhắc nhở những trường hợp cá biệt trong buổi họp định kì.
Đôi khi, chỉ những hoạt động rất nhỏ, nhưng sẽ ảnh hưởng lớn để hiệu quả học tập của các con.
Có câu rất hay đó là: Một mẩu giấy quèn còn hơn một bộ não siêu phàm.
Không có lý do gì mà các cụ, từ xa xưa đã chú trọng đến việc ghi chép.
Cách mình làm một việc chính là cách mình làm mọi người. Nếu đến những việc cơ bản như này còn không hoàn thành thì giáo viên đâu thể dạy được ai. Học sinh không làm bài, không giữ gìn sách vở thì đâu thể đạt được kết quả đó là phát triển đồng đều cả NGHE – NÓI- ĐỌC – VIẾT được.
Đó nên mình cứ thấy có những bạn đọc vanh vách nhưng viết toàn sai là vậy.
Hi vọng những chia sẻ tại bài viết này hữu ích với thầy cô.
Have a nice day nha.