Khi đào tạo giáo viên dạy Jolly Phonics, câu hỏi mà mình nhận được nhiều nhất thường có cấu trúc:
“Tại sao chữ này trong từ này không đọc theo phonics mà lại đọc khác? Như vậy mình dạy học sinh như thế nào để các con không bị rối?”
Nếu bạn cũng ít nhất 1 lần đặt cho mình câu hỏi trên thì bài viết này dành cho bạn.
Chúng ta thống nhất với nhau như thế này:
1️⃣. Không có gì là tuyệt đối.
Trong ngôn ngữ nào cũng vậy, kể cả trong tiếng Việt. Đến giờ nhiều người Việt chính gốc vẫn chưa phân biệt được khi nào dùng “mi” hay “my”, khi nào dùng “năm” hay “lăm”, khi nào dùng r/d/gi cơ mà.
Nên để nói chỉ học Jolly mà đọc được 100% các từ thì chưa đúng.
Nhưng tiệm cận đến 100% được nếu chịu khó trau dồi.
2️⃣. Jolly cho chúng ta 1 góc nhìn về việc học phonics
Jolly Phonics và Oxford Phonics World khác nhau cơ bản đó là: Tại Jolly học trò tập trung học từng âm nhỏ, sau đó vận dụng phương pháp ghép âm để đọc từ hoặc để viết từ.
Jolly đi rất nhanh, chỉ có 42 âm, 12 âm có âm thay thế, 72 tricky words nên học trò chỉ cần học đến buổi thứ 2 là đã tiến bộ trông thấy so với ngày đầu rồi.
Oxford đi chậm hơn, từng level để học sinh tập làm quen.
🔸Level 1: chỉ học về alphabet 26 chữ cái, 26 âm đơn
🔸Level 2: chỉ học về short vowel – nguyên âm ngắn như “ad/am/ud/im”…
🔸Level 3: chỉ học về long vowel – nguyên âm dài như “a-e, o-e, ee, ue…”
🔸Level 4: chỉ học về consonant blend – phụ âm như “bl, cr, pl…”
🔸Level 5: mới học về letter combination
⏩️⏩️⏩️Như vậy, tuỳ vào học lực của học sinh, định hướng của trung tâm mà mình lựa chọn giáo trình cho phù hợp.
Có rất nhiều điều trong các cuốn giáo trình không đề cập đến, không phải vì thiếu xót, mà đơn giản bởi họ chỉ cung cấp một góc nhìn, một giải pháp, cho một nhóm đối tượng cụ thể.
Muốn học nâng cao, bạn có thể tự tìm hiểu hoặc tham gia các khoá học.
Nên đừng đánh giá 1 giáo trình gì là chuẩn hay không chuẩn, hay hay không hay.
3️⃣. Nghiên cứu thật kĩ trước khi đưa vào dạy
Có nhiều giáo viên chỉ nhắn hỏi về sách, thẻ, mình hay hỏi lại là “Chị đã được học bài bản về Jolly chưa?” hoặc “Chị đã tìm hiểu về Jolly được nhiều chưa ạ?” và đa số các câu trả lời mình nhận được đều kiểu “mới tự tìm hiểu”, “chưa học bài bản ở đâu” hoặc “biết sơ sơ nhưng thấy hay thì dùng”.
Thực sự mọi người ạ, để mình tự tin dạy thì chúng ta nên tìm hiểu thật kĩ nhé.
☑️Ví dụ như trường hợp các từ dạng như “ago, attach, another…” các thầy cô hỏi mình rất nhiều rằng tại sao chữ “A” đầu tiên không tạo ra âm /a/ mà lại tạo ra âm /ə/?
Các từ này rất phổ biến nên học sinh gặp và hỏi giáo viên là điều chắc chắn.
Nếu mình không rõ thì lúc đó chắc chắn sẽ rất bối rối.
Còn nếu mình hiểu rằng đó là nguyên tắc về “Schwa a” biến đổi âm mà các nguyên âm tạo ra, thành âm /ə/ theo IPA.
Ví dụ:
Nguyên tắc này khá phổ biến trong tiếng Anh, có thể bắt gặp
🔻Schwa a trong about, above, attend…
🔻Schwa e trong camel, blanket, travel…
🔻Schwa i trong family, capital, pencil…
🔻Schwa o trong lemon, carrot, pilot…
🔻Schwa u trong supply, virus, support…
⏩️⏩️⏩️Tóm lại, như mình vẫn nói, Jolly Phonics không phải cây đũa thần cho việc học từ vựng nhưng nó là công cụ tuyệt vời để giúp người học có thể độc lập trong nghe nói đọc viết.
Thầy cô giáo quan tâm đến Jolly Phonics hãy tìm hiểu thật kĩ, nếu muốn rút ngắn thời gian có thể đi học cho nhanh.
Học ở đâu cũng được nhưng nếu muốn thực chiến, hỗ trợ trọn đời thì tham khảo chương trình Đào tạo và chuyển giao giáo trình Jolly Phonics của cô Phương nhé.
Biết ơn cả nhà.