Nguyên tắc Phonics cho người mới bắt đầu (P1):

1️⃣1.Nguyên tắc về nguyên âm ngắn:

– Nguyên âm ngắn thường xuất hiện trong những từ dưới dạng CVC (phụ âm – nguyên âm – phụ âm).

– Ví dụ: a trong cat, e trong bed, i trong sit, o trong dog, u trong cup

2️⃣2.Nguyên tắc về nguyên âm dài:

– Nguyên âm dài thường được phát âm giống như tên gọi của nó và thường xuất hiện trong các từ có chữ “e” ở cuối.

– Ví dụ: a trong từ cake, e trong tử these, i trong từ kite, o trong từ bone, u trong từ cube

3️⃣3.Nguyên tắc về digraph

– 1 Digraph được hiểu là 2 chữ cái nhưng chỉ tạo ra 1 âm. Khi dạy digraph nên sử dụng kí hiệu khác với sound bình thường (mình thường dùng dấu gạch ngang dưới chân).

– Ví dụ: ch trong từ chat, sh trong từ ship, th trong từ this, wh trong từ whale

4️⃣4.Nguyên tắc về chữ “e” câm

– Khi một từ kết thúc bằng chữ “e” câm, nguyên âm đằng trước đó thường sẽ là âm dài (nguyên tắc 2)

– Ví dụ: cake, bike, home, cute

5️⃣5.Nguyên tắc về đuôi “ed”

– Đọc là /id/ nếu từ kết thúc bằng âm /d/ hoặc /t/

– Đọc là /t/ nếu từ kết thúc bằng âm vô thanh

– Đọc là /d/ nếu từ kết thúc bằng âm hữu thanh

6️⃣6.Nguyên tắc về nguyên âm i & o

– Nguyên âm i & o có thể được đọc giống như tên (name) khi đằng sau nó là 2 phụ âm.

– Ví dụ: old, find…

7️⃣7.Nguyên tắc về biến đổi cách đọc của “s”

– Letter S thường được đọc thành /z/ khi nó ở giữa 2 nguyên âm.

– Ví dụ: visit, cousin,…

8️⃣8.Nguyên tắc về phân biệt khi nào dùng c,k khi nghe âm /k/

– Viết “c” để tạo thành âm /k/ khi nó đứng trước các nguyên âm a, o, u hoặc một phụ âm (cat, cup, cot, clap)

– Viết “k” để tạo thành âm /k/ khi nó đứng trước nguyên âm e, i hoặc sau âm l, s, n (kit, keg, milk)

——•——•——

Và còn rất nhiều các nguyên tắc khác được tổng kết trong cuốn The everything guide to phonics.

Mời thầy cô tham khảo để giúp học trò đánh vần được tốt hơn.

Trần Phương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *